Vu lan báo hiếu là đại lễ quan trọng trong nhiều nước ở Châu Á.
Trong ngày này, những người con sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa để tỏ lòng hiếu kính với Cha Mẹ, Ông Bà và những linh hồn đã khuất.
Cùng tìm hiểu xem lễ vu lan báo hiếu năm 2024, sẽ rơi vào ngày nào và nên làm gì trong ngày này nhé.
Vu lan báo hiếu là gì?
Vu lan còn được gọi là lễ báo hiếu.
Đây là một ngày lễ quan trọng trong đạo Phật, nhất là đại thừa Bắc Tôn, cũng như những người ở Á Đông.
Lễ vu lan báo hiếu, trùng với nhiều ngày khác như Tết trung nguyên của người Hoa, và rằm tháng 7 âm lịch.
Vu lan là từ viết tắt từ Vu lan bồn, hay Ô lam bà noa, cách đọc phiên âm tiếng Phạn và tiếng Hán, của danh từ Ullambana nghĩa là treo ngược lên.
Cho nên một số đại sư bên Trung Quốc, cũng gọi vu lan là Đảo huyền hay Giải đảo huyền, cũng mang nghĩa như vậy.
Từ này còn có nghĩa là, giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở Địa ngục.
Vu lan báo hiếu ngày mấy?
Vu lan báo hiếu diễn ra trong hàng năm, và là một trong các ngày đại lễ của đạo Phật để tưởng nhớ, báo ơn, trả hiếu Cha Mẹ, Ông Bà.
Với ý nghĩa cao đẹp và đầy nhân văn này, lễ vu lan được nhiều người Việt Nam biết đến, chứ không chỉ giới hạn trong quy mô đạo Phật.
Lễ vu lan được thực hiện vào ngày rằm tháng 7 hàng năm, tức ngày 15 tháng 7 theo âm lịch.
Mọi người có thể theo dõi trên các lịch âm dương, sẽ thấy chú thích của ngày lễ này trên đó.
Vu lan báo hiếu 2024
Năm nay vu lan báo hiếu cũng sẽ diễn ra theo đúng lịch.
Vu lan báo hiếu 2024
Chủ nhật, ngày 18 tháng 8 lịch dương – 15 tháng 7 âm lịch.
Những ai có ý định đi chùa cầu an, mua quà tặng Cha Mẹ, hay ăn chay niệm Phật, có thể đánh dấu trước ngày này để chuẩn bị.
Nguồn gốc ngày vu lan báo hiếu
Ngày vu lan báo hiếu, xuất phát từ một tích Phật.
Đó là sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ ra khỏi lũ quỷ đói.
Kể từ đó, thì vu lan đã trở thành ngày lễ hằng năm, để tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục, của các bậc phụ mẫu nói riêng và tổ tiên nói chung.
Ngày này, cũng là dịp để nhắc nhở bổn phận hiếu kính của đạo làm con, phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của Cha Mẹ.
Nên có những việc làm hiếu nghĩa, để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn với Cha Mẹ.
Cùng với sự lan toả của Phật giáo, thì ngày lễ vu lan cũng được nhiều người biết đến hơn.
Và qua hàng ngàn năm, thì lễ vu lan đã trở thành một ngày lễ mang ý nghĩa tinh thần quan trọng trong đời sống người Việt.
Ý nghĩa ngày vu lan báo hiếu
Mọi người đều biết đến, ý nghĩa là ngày báo hiếu của ngày vu lan. Nhưng thật ra ngày vu lan báo hiếu có đến 4 ý nghĩa quan trọng sau đây:
- Ngày báo hiếu: Không chỉ những người trong đạo Phật, mà những người ngoại đạo, cũng trông chờ đến ngày vu lan, để cầu bình an cho Cha Mẹ, và làm những việc ý nghĩa cho gia đình mình.
- Ngày cứu khổ: Đây cũng là ngày cứu khổ cứu nạn, cúng kiến cho các linh hồn không nơi nương tựa. Vào ngày này nếu đọc kinh Phật và làm việc thiện tích đức sẽ rất tốt.
- Ngày làm việc thiện: Trong ngày này nên làm các việc như phóng sinh, bố thí, tụng kinh, ăn chay.
- Ngày tri ân: Đời người có 4 cái ân lớn, là Cha Mẹ, Thầy Tổ, Quốc Gia và Chúng Sinh. Vào ngày này cũng là lúc tri ân và báo ân cho mọi người, chứ không chỉ là bậc Cha Mẹ của mình.
Vu lan báo hiếu ai?
Vu lan báo hiếu cha mẹ
Vu lan báo hiếu là ngày để tri ân Cha Mẹ.
Nếu Cha Mẹ còn sống thì nên chăm sóc cho họ.
Dù là họ ốm đau hay khoẻ mạnh.
Hãy mua những món quà ý nghĩa dành cho Cha Mẹ của mình.
Nếu họ đã khuất, thì hãy đến lăng mộ họ cúng kiến thắp hương và đến chùa cầu an cho Cha Mẹ nơi chín suối.
Vu lan báo hiếu đức phật
Mùa vu lan báo hiếu còn là ngày, nhắc nhở chúng ta tưởng nhớ đến thâm ân của đức Phật.
Đây là lúc, để suy nghĩ và sống theo giáo lý nhà Phật, để làm nhiều việc ý nghĩa.
Phật giáo Việt Nam trong hơn 2.000 năm qua, luôn quan tâm giáo dục cho cộng đồng Phật tử những triết lý Phật giáo “Chân – Thiện – Mỹ” và truyền thống dân tộc qua Tứ trọng ân: Ân Quốc Gia Xã Hội, Ân Cha Mẹ, Ân Tam Bảo Sư Trưởng và Ân Chúng Sinh Vạn Loài.
Vì vậy, trong ngày này cũng là lúc tri ân những điều hay lẽ phải, mà đạo Phật đã truyền dạy cho chúng ta.
Vu lan báo hiếu đi chùa nào?
Ý nghĩa việc đi chùa ngày vu lan
Đi chùa ngày vu lan, không chỉ là một hình thức cầu bình an, mong những điều tốt đẹp đến với gia đình, người thân, mà còn để cầu nguyện cho những bậc sinh thành như Cha Mẹ, Ông Bà, Tổ Tiên sớm thoát khỏi cảnh khổ nơi địa ngục.
Vì vậy, mà hình ảnh đi chùa ngày vu lan, vẫn là một hình ảnh đẹp trong văn hoá người Việt Nam.
Những ngôi chùa tổ chức vu lan báo hiếu tại TP.HCM
Chùa Vĩnh Nghiêm
Nằm ngay ở quận 3, và chỉ cách trung tâm Sài Gòn khoảng 2km, chùa Vĩnh Nghiêm được xem là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở TP.HCM.
Đây cũng là nơi nổi tiếng thiêng liêng và là địa điểm hành hương quen thuộc của đông đảo Phật Tử Sài Gòn vào các dịp lễ, Tết quan trọng.
Trong ngày Vu Lan báo hiếu, mọi người thường sẽ đến chùa Vĩnh Nghiêm, để làm từ thiện, phóng sinh, cầu bình an, dâng Phật lễ vật…
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 07, Quận 3.
Chùa Pháp Hoa
Chùa Pháp Hoa là một ngôi chùa đặc biệt, với rất nhiều hoạt động ý nghĩa, được nhiều người tham gia vào ngày Vu Lan báo hiếu.
Được xây dựng từ những năm đầu thế kỉ 20, Chùa Pháp Hoa cũng là một trong những ngôi chùa lâu đời, nổi tiếng nhất tại Sài Gòn.
Nằm gần kênh Nhiêu Lộc, nên trong những ngày đại lễ chùa Pháp Hoa, thường có hoạt động thả đèn hoa đăng xuôi theo dòng nước rất đẹp và ý nghĩa.
Địa chỉ: 870 đường Trường Sa, phường 14, quận 3.
Chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp nằm ở khá xa trung tâm thành phố, nhưng vẫn rất nổi tiếng vì là một ngôi chùa cổ linh thiêng ở Sài Gòn.
Tọa lạc tại huyện Hóc Môn, Chùa Hoằng Pháp không chỉ là địa điểm tâm linh nổi tiếng, mà còn là nơi tổ chức các khóa tu cho các Phật Tử, học sinh, sinh viên.
Cũng giống các ngôi chùa khác tại Sài Gòn, chùa Hoằng Pháp là một trong những ngôi chùa tổ chức lễ Vu Lan khá quy mô với sự tham gia của nhiều Phật Tử.
Địa chỉ: 8 Đường Lê Lợi, Tân Hiệp, Hóc Môn.
Việt Nam Quốc Tự
Việt Nam Quốc Tự là ngôi chùa lớn nằm ngay trung tâm quận 10.
Đây là địa điểm không thể bỏ qua, khi đi lễ chùa vào ngày Vu Lan.
Nổi tiếng bởi sự nguy nga, tráng lệ, không gian rộng rãi, Việt Nam Quốc Tự luôn thu hút đông đảo Phật tử đến viếng.
Địa chỉ: 244 Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10.
Những ngôi chùa tổ chức vu lan báo hiếu tại Hà Nội
Chùa Trấn Quốc
Có bề dày lịch sử hơn 1500 năm, chùa Trấn Quốc là ngôi chùa lâu đời tại thủ đô Hà Nội, thu hút không chỉ các Phật tử mà còn cả các du khách trong và ngoài nước đến tham quan, viếng chùa.
Vào dịp lễ Vu Lan, chùa Trấn Quốc cũng tổ chức các sự kiện, như lễ cầu siêu phổ độ cho các gia đình vào ngày 8/7 âm lịch, các buổi tụng kinh, giảng pháp vào rằm tháng bảy, đọc kinh sám hối,…
Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ.
Chùa Quán Sứ
Trong cả mùa lễ vu lan và tháng 7 âm lịch, Chùa Quán Sứ luôn tấp nập du khách, Phật tử đến thắp hương, dâng hoa quả lễ vật để cầu nguyện cho gia đình.
Đây là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất tại Hà Nội.
Các hoạt động tại chùa Quán Sứ thường chia làm 2 đợt.
Đợt 1 vào mùng 4 – 13/07 âm lịch là các buổi tụng kinh, cúng cô hồn, đọc sớ cầu siêu.
Đợt 2 thường diễn ra vào các ngày cuối tháng 7 âm lịch, cụ thể là 18,28,29 với các nghi lễ cầu siêu, cúng tổ tiên.
Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm
Chùa Phúc Khánh
Một trong những ngôi chùa nổi tiếng thiêng liêng và rất đông Phật tử đến viếng vào dịp lễ Vu Lan tại Hà Nội là chùa Phúc Khánh.
Người dân thường đến chùa Phúc Khánh làm lễ, phóng sinh hoặc tham dự các buổi lễ tụng kinh, phả độ gia tiên, cầu siêu,…
Địa chỉ: 382 phố Tây Sơn, Đống Đa.
Những điều nên làm khi đi chùa ngày vu lan
Chuẩn bị lễ vật
Trước khi đến dâng hương tại các ngôi chùa, bạn có thể sắm sửa lễ vật.
Thường thì lễ vật đều là đồ chay, như trái cây và các loại bánh, cùng các loại hoa tươi như hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa hồng…
Chú ý không để lễ vật mặn, tiền thật hay tiền âm phủ lên mâm lễ vật.
Thành tâm cầu nguyện
Cầu nguyện, chính là mục đích chính khi mọi người đến chùa.
Vì vậy thắp hương cầu nguyện, là việc làm không thể thiếu trong lễ vu lan.
Mọi người có thể cầu bình an, sức khỏe hay may mắn cho gia đình và cha mẹ.
Nhưng quan trọng phải thật thành tâm. Đối với gia đình có người thân đã khuất, có thể đến tham gia các buổi tụng kinh cầu siêu ở chùa, cầu mong người đã khuất sớm được siêu thoát khỏi cảnh đọa đày, sớm được vãng sanh vào nơi tốt đẹp.
Và dù là đọc kinh hay khấn nguyện, cũng hãy tịnh tâm và chỉ nghĩ đến những người thân của mình.
Ăn chay
Lễ vu lan cũng là một mùa chay lớn trong đạo Phật.
Có người thậm chí ăn chay cả tháng 7 chứ không chỉ một ngày vu lan.
Ăn chay, không những là một cách để tích đức, giảm sát sanh mà còn là một cách ăn thanh tịnh rất tốt cho sức khỏe của mọi người.
Vu lan báo hiếu nên làm gì?
Vu lan báo hiếu tặng gì?
Ngày tri ân, báo hiếu cho Cha Mẹ, thì không thể thiếu những món quà ý nghĩa cho bậc sinh thành.
Món quà đó, có thể là những hành động cụ thể, như giúp Cha Mẹ làm việc nhà, nấu một bữa ăn ấm cúng cho cả gia đình, dẫn Cha Mẹ đi chùa, đi chơi hoặc chăm sóc sức khỏe cho Cha Mẹ.
Ngoài ra những món quà vật chất cũng là một cách thay lời muốn nói để thể hiện tấm lòng cho cha mẹ mình.
Các món quà cho cha mẹ vào ngày vu lan có thể là thực phẩm chức năng, đồ bồi bổ sức khoẻ, thuốc bổ, sữa. Nếu có điều kiện hơn thì bạn cũng có thể mua các món trang sức như đồng hồ, dây chuyền, vòng tay, hoa tai.
Một món quà như các loại linh vật đá, mang ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp cũng là điều mà các bậc trưởng bối rất thích.
Hoặc, cứ dựa vào sở thích của Cha Mẹ, để lựa chọn những món quà phù hợp nhất.
Quà cáp không quan trọng ở giá tiền mà ở tấm lòng bạn đặt ở trong đó.
Vu lan báo hiếu nên cúng gì?
Cúng kiến, là một tập tục truyền thống của người dân Việt Nam và các Phật tử.
Nhất là vào các ngày Rằm và các đại lễ lớn trong năm như lễ Vu Lan, thì chuẩn bị cúng kiến là điều không thể thiếu.
Riêng lễ Vu Lan, vì trùng với nhiều lễ lớn khác nên sẽ có tổng cộng 4 lễ cúng là cúng Phật, cúng Thần linh, cúng Gia tiên và cúng Thí thực cô hồn.
Cúng Phật, thường là cúng chay, còn cúng Thí thực cô hồn là cúng cỗ mặn.
Một mâm cúng sẽ gồm tiền vàng, đồ mã làm bằng giấy, các loại bánh trái, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, 12 chén cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu, cốc gạo trộn lẫn với muối,…
Sẽ có sự khác nhau giữa các địa phương, thậm chí có nơi cúng cả một con heo quay, gà luộc, vịt quay rất hoành tráng.
Các lễ cúng này sẽ tiến hành theo trình tự, là ban ngày cúng gia tiên trước. Sau đó làm lễ phóng sinh, đi chùa cúng Phật cầu an, rồi chiều tối thì cúng vong hồn lang thang hay xá tội vong nhân.
Cúng cô hồn, chỉ để ở cổng, chứ không được mang vào trong nhà, và sau đó nên để cho người khác mang hết đồ lễ vật cúng đi mới tốt.
Lễ vu lan ở các nước
Trung Quốc
Với người Trung Quốc thì ngày vu lan còn được xem là ngày của ma và tháng bảy âm lịch là tháng của ma quỷ. Những hồn ma này có cả ông bà, cha mẹ, người thân đã khuất trong gia đình. Nên ngoài tiết thanh minh và trùng cửu thì con cháu cũng thường cúng kiến và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên trong ngày này. Đặc biệt là ngày 15/7 là ngày cõi thiên đàng, địa ngục, và trần giới cùng mở cửa. Nên các tín đồ Phật giáo thường sẽ thực hiện các nghi thức chuyển hoá và giải oan cho người quá cố. Người Trung Quốc cũng có những tục cúng kiến, thắp hương, hóa vàng cho người đã khuất giống như người Việt trong ngày này.
Nhật Bản
Lễ vu lan ở Nhật Bản, thì có đôi chút khác biệt.
Người Nhật sẽ tổ chức lễ vu lan vào ngày 15 tháng 8 dương lịch.
Cũng có nơi vẫn làm ở ngày 15 tháng 7.
Ngày này trong tiếng Nhật gọi là Obon hay Bon, nghĩa là vu lan.
Lễ vu lan của người Nhật kéo dài tận 3 ngày.
Trong ngày này, người Nhật cũng hoả thiêu lễ vật và thả đèn trôi sông, để hướng dẫn linh hồn cho những người thân đã khuất tìm đến nơi siêu thoát.
Để bày tỏ những ước nguyện của mình, thì người Nhật cũng khắc chúng lên thân Trúc để cầu nguyện.
Tùy theo mỗi địa phương, lại có nhiều tập tục khác nhau cho ngày lễ Vu lan tại Nhật.
Các quốc gia khác
Ở các quốc gia khác cũng có ngày Vu lan, nhưng không làm long trọng bằng.
Ví như ở Hàn Quốc có ngày truyền thống lễ cúng Ông Bà Miryang baekjung nori
Lễ Pchum Ben ở Campuchia và những quốc gia có người Khmer
Lễ Boun khao padap din ở Lào
Lễ mataka danes ở Sri Lanka
Lễ Sart Thai ở Thái Lan.
Các ngày lễ này cũng xoay quanh việc thờ cúng, và nhớ ơn Ông Bà Tổ Tiên của mình.
Những hình ảnh đẹp về lễ Vu lan tại Việt Nam
Mỗi quốc gia đều có những hình ảnh đẹp trong ngày lễ vu lan báo hiếu.
Tại Việt Nam, ngày này sẽ là ngày con cháu đến chùa dâng hương, cầu nguyện, đến lăng mộ để cúng kiến, thắp hương, hoặc thả đèn trôi sông để tưởng nhớ những người đã khuất.
Một hình ảnh đẹp, không thể quên trong ngày vu lan chính là “bông hồng cài áo”.
Những ai còn mẹ thì cài bông hồng, ai đã mất mẹ sẽ cài hoa trắng.
Những phật tử tham gia đọc kinh trong chùa, ngày này cũng ăn mặc giản dị và rất thành tâm.
Ngày lễ vu lan báo hiếu, là một ngày lễ có ý nghĩa hết sức linh thiêng và cao đẹp.
Đây là ngày để tri ân, những người đã công dưỡng dục chúng ta nên người.
Dù là họ còn sống, hay đã khuất thì cũng hãy thành tâm tưởng nhớ đến họ.
Liên hệ:
Đá Mỹ Nghệ Thăng Long
- Địa chỉ: Thôn Hạ Trạo, Ninh Thắng, Hoa Lư, Ninh Bình
- Điện thoại: 0912 587 562
- Gmail: tranthang9608@gmail.com
- Website: https://tranthang.com.vn