4 Điều cần lưu ý khi Cúng Động Thổ Xây Mộ

cúng động thổ xây mộ

Mộ giống như ngôi nhà của người thân đã khuất. Vì vậy giống như khi khởi công làm nhà thì làm mộ cũng cần có lễ nghi cúng kiến chỉnh chu.

Một lễ cúng động thổ xây mộ là điều không thể thiếu khi muốn sửa sang hay xây mới mộ. Nhưng qua thời gian có nhiều nét phong tục tập quán bị phai mờ nên những người trẻ thường lúng túng khi phải làm lễ cúng này.

Không những chuẩn bị lễ vật, người khởi công còn cần biết văn cúng và những lưu ý cần thiết để lễ cúng được tươm tất.

Trong bài viết sau đây sẽ là 4 điều đặc biệt cần lưu ý khi cúng động thổ xây mộ mà nhiều người thường bỏ quên!

>>>>> Xem thêm: Chuẩn bị cúng 49 ngày sao cho tươm tất đủ đầy

1. Thời gian để cúng động thổ xây mộ

Theo tập tục của người Á Đông, gia đình có người qua đời sẽ được người thân chôn cất tại các khu lăng mộ. Người nhà nếu muốn cải táng hay xây sửa mộ cho người đã khuất phải đợi sau 3 năm từ ngày an táng lần đầu. Vì vậy, gia đình thường lập mộ ngay khi người thân qua đời chứ không để lâu.

Ngoài yếu tố phong tục tập quán thì còn cần xét đến yếu tố địa lý khi chọn thời gian xây mộ. Đặc điểm khí hậu của Việt Nam là nóng ẩm vào mùa hè và khô lạnh vào mùa đông. Mặt khác, mùa hè lại thường là mùa mưa nên không thích hợp cho việc cải táng nói riêng và xây dựng, sửa chữa nói chung. Do đó khi xem ngày để xây mộ, nếu được thầy địa lý sẽ tránh các ngày hè ra.

Bên cạnh những lưu ý chung như trên thì tuỳ theo từng vùng miền mà thời điểm xây, sửa mộ cũng có thể khác nhau. Thường thì ở miền Bắc, mọi người sẽ chọn ngày làm lễ cúng động thổ xây mộ vào các ngày cuối năm. Ngược lại, đối với miền Trung việc xây sửa mộ lại hay tiến hành vào đầu năm. Còn đối với miền Nam thì ngày xây, sửa mộ có thể được tiến hành vào đầu năm hoặc cuối năm, ít câu nệ tiểu tiết và giản dị giống như con người nơi đây.

Nhìn chung, hai thời điểm sau trong năm là thời gian thường được mọi người chọn để xây mộ hoặc sửa mộ nhiều nhất:

– Từ tiết Cuối Thu cho tới trước tiết Đông Chí (tức ngày 23/9 đến 22/12 dương lịch hàng năm): Là thời gian khí hậu hanh khô, ít mưa. Vì vậy các ngày này quá trình làm lễ cúng động thổ xây mộ sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Mặt khác, theo một số quan niệm phong thủy, những thời điểm cuối năm thường sẽ mang đến đại cát đại lợi cho gia chủ nếu tiến hành xây mộ mới.

cúng động thổ xây mộ
Tiết Thanh Minh là một trong những thời điểm thích hợp để làm lễ cúng động thổ xây mộ (Nguồn ảnh: whatwolf – freepik)

– Từ tiết Kinh Trập tới tiết Thanh Minh (khoảng từ ngày 05/03 đến 05/04 dương lịch hàng năm): đây cũng là vào mùa xuân ở Việt Nam. Tiết trời trong thời điểm này mát mẻ, trong lành cho nên các cụ ngày xưa còn gọi khoảng thời gian này là nông nhàn, rất thích hợp cho việc tiến hành sửa sang mộ tổ tiên. Đây cũng là thời điểm con cháu trong nhà đầy đủ, có thể tập trung lại cùng xây mộ. Lễ cúng động thổ xây mộ vì vậy mà cũng được sự chứng kiến của đầy đủ con cháu trong gia tộc.

>>>>> Xem thêm: Những điều ít người biết về lễ cúng 100 ngày

2. Vật dụng cần chuẩn bị cho lễ cúng động thổ xây mộ

Vật liệu để xây thì thường đã có bên thi công lo đầy đủ nên gia chủ chỉ cần lưu ý các nghi vật cần thiết cho lễ cúng động thổ xây mộ. Trước khi động thổ xây dựng, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng tại mộ phần. Mâm lễ cúng động thổ xây mộ đầy đủ cần bao gồm:

Hoa quả

– Hoa tươi (thường là 10 hoa hồng đỏ)

– Trầu cau: 3 lá trầu không, 3 quả cau

– Mâm ngũ quả

Đồ mặn

– Một mâm xôi trắng và 1 con gà trống thiến luộc để nguyên con

– Rượu trắng

– Hai bao thuốc lá

– Hai gói chè (trà)

– Hai cốc nến (nên chọn loại nến màu đỏ) để khi làm lễ thì thắp lên

cúng động thổ xây mộ
Mâm cúng và lễ vật cho lễ động thổ xây mộ (Nguồn ảnh: blogger Quê Hương Ngày Đó)

Vàng mã để đốt

– 1 cây vàng hoa đỏ

– 5 con ngựa đủ màu kèm theo cờ lệnh, kiếm, roi, mỗi con ngựa trên lưng cần có 10 lễ vàng tiền (mỗi lễ gồm tiền xu, vàng lá, tiền âm…)

– 5 bộ áo mũ giầy

– 4 đĩa để tiền vàng số lượng khác nhau: Đĩa đầu để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền. Đĩa thứ hai có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền. Đĩa thứ ba có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền. Một đĩa cuối cùng có 1 đinh xu tiền

Ngoài ra, gia chủ cũng có thể chuẩn bị dư ra tiền âm, tiền xu, vàng lá…. Tuỳ theo phong tục mỗi nơi mà mâm cúng có thể thay đổi chút ít nên gia chủ cũng có thể tham khảo thêm người lớn trong nhà hoặc những người am hiểu về tập quán địa phương.

Một lưu ý nữa khi chọn vàng mã để đốt đó là tuỳ theo vong linh người đã khuất là nam, nữ, già, trẻ mà chọn quần áo tương xứng để dâng lên làm lễ cho phù hợp.

Lưu ý quan trọng cuối cùng đó là đối với nghĩa trang có nơi thờ thần linh, thổ địa riêng thì phải bày mâm lễ ở hai nơi.

>>>>> Xem thêm: Chi tiết lễ cúng tạ mộ mới xây theo đúng chuẩn

3. Chuẩn bị văn khấn trước khi cúng

Để tiện cho việc đọc văn khấn khi tiến hành nghi thức, người chủ trì nên in hoặc ghi ra giấy trước văn khấn và thông tin để đọc chính xác hơn. Mẫu của văn khấn cúng động thổ xây mộ như sau:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời và Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày……tháng…..năm……

Tín chủ (chúng) con là:……………………..

Ngụ tại………………………………………………

Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắm sửa hương hoa lễ vật dâng lên án tọa

Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)!

SẮM LỄ CÚNG MỘ MỚI CHO BỐ MẸ
Điều quan trọng nhất khi đọc văn khấn là sự thành tâm (Nguồn ảnh: ancu.me)

 

Mỗi nghi thức cúng đều có văn khấn riêng nên cần chuẩn bị kỹ trước khi đọc. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là sự thành kính của người làm lễ.

>>>>> Xem thêm: Nghi Lễ Cải Táng Mộ, không nên bỏ qua

4. Sau khi xây mộ

Không phải chỉ cần cúng trước khi động thổ xây mộ là xong mà sau khi xây mộ cũng cần có lễ cúng tạ sau khi lập mộ chỉnh chu. Vì vậy, gia chủ sau khi hoàn tất xây mộ đừng quên đi bước quan trọng này. Lễ tạ mộ vừa là nghi thức cầu cho người đã khuất được yên nghỉ và cũng là cảm tạ trời đất, các vị thần linh, thổ địa đã giúp cho việc xây mộ được hoàn thành tốt đẹp.

XÂY MỘ ĐÁ CHO ÔNG BÀ
Cần cúng tạ mộ sau khi hoàn thành

 

Trên đây là 4 điều cần lưu ý khi làm lễ cúng động thổ xây mộ mà Đá Mỹ Nghệ Thăng Long đã tích góp được sau nhiều năm làm việc. Nếu có nhu cầu với các sản phẩm lăng mộ đá, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Cơ sở Đá Mỹ Nghệ Thăng Long

Địa chỉ: Ninh Thắng – Hoa Lư – Ninh Bình.

Điện thoại: 0912 587 562.

Email: tranthang9608@gmail.com

One thought on “4 Điều cần lưu ý khi Cúng Động Thổ Xây Mộ

Trả lời

Bài viết không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được góp ý của quý độc giả.