Tổng hợp đầy đủ các Nghi Lễ Cải Táng Mộ, không nên bỏ qua

nghi lễ cải táng mộ

Lúc người thân qua đời do quá bối rối nên chưa chọn đúng mộ phần thích hợp. Di chuyển nơi ở nên muốn di dời phần mộ của người thân. Sau nhiều năm muốn mang hài cốt người thân hồi hương. Khi khá giả hơn muốn lập mộ khang trang hơn cho người thân. Có rất nhiều lí do để các gia đình muốn tiến hành nghi lễ cải táng mộ. Nhưng đây là một lễ nghi quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến gia đình và dòng họ. Vì vậy, gia chủ nên tìm hiểu đầy đủ về nghi lễ này trước khi tiến hành cải táng mộ.

Xem thêm:

Khái quát về nghi lễ cải táng mộ

1. Cải táng mộ hay sang bốc mộ

Nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất không chỉ quan trọng với họ mà còn có thể ảnh hưởng đến người đang sống. Vì vậy mà người ta có thể sang nhượng, mua bán, đổi chác nhà cửa nhưng luôn rất thận trọng khi đụng đến phần mồ mã tổ tiên. Gần như sau khi động thổ xây mộ, gia đình sẽ tránh đụng chạm đến nơi đó nữa. Nhưng vì nhiều lí do mà người ta vẫn phải làm cải táng mộ hay bốc mộ.

nghi lễ cải táng mộ
Phải thật cẩn thận khi đụng đến mộ phần của người quá cố

Theo tục lệ thì sau khi hoàn thành lễ cúng 49 ngàycúng 100 ngày thì linh hồn người quá cố đã siêu thoát. Nhưng dù vậy thì bất kể khi nào đụng đến nơi an nghỉ của họ cũng phải thật cẩn trọng. Vì vậy khi con cháu muốn làm mới, sửa sang mộ của người thân thì phải làm nghi lễ cải táng mộ.

Có nhiều tên gọi khác nhau cho phong tục này như cải táng, sang cát hay bốc mộ. Nhưng dù với tên gọi nào thì đó cũng để chỉ nghi thức di dời hay làm mới mộ. Và cũng nên nhớ kỹ một điều là đây là một việc làm quan trọng cần cân nhắc kỹ lưỡng.

2. Thời gian tốt nhất cho nghi lễ cải táng mộ phần

Theo tục lệ thì con cháu phải mang tang cho người quá cố 3 năm. Trong thời gian này không thể cải táng mộ. Nên thường muốn sang bốc mộ phải đợi ít nhất 3 năm sau ngày mất.

Tuy nhiên các biển đổi về khí hậu và môi trường cũng như quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá khiến cho việc phân huỷ xác có thể lâu hơn. Nên các gia đình có thể đợi đến sau 7 năm khi xác đã phân huỷ hoàn toàn mới tiến hành cải táng mộ.

Ngoài ra, năm tiến hành nghi lễ cải táng mộ phải lựa chọn theo tuổi của vong hồn để tránh những năm xung sát. Chẳng những vậy, còn phải xem cả tuổi của trưởng nam trong nhà. Vì mọi hoạt động trong nhà đều do trưởng nam gánh vác nên các thay đổi có thể ảnh hưởng đến trưởng nam và cả gia tộc.

nghi lễ cải táng mộ
Cuối thu đến Đông Chí là thời điểm thích hợp cho nghi lễ cải táng mộ (Nguồn ảnh: vjec.com.vn)

Bên cạnh việc nhờ thầy phong thuỷ chọn ngày hạp tuổi thì người xưa thường chọn khoảng thời gian từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí để tiến hành nghi lễ cải táng mộ. Đồng thời nên chọn cả giờ bốc mộ. Thường là vào ban đêm hoặc sáng sớm, khi không có ánh sáng mặt trời, để tránh cho xương cốt gặp ánh sáng sẽ bị đen và hỏng.

3. Điềm không thể cải táng mộ

Trong khi tiến hành nghi lễ cải táng mộ, có ba điềm là Tường Thụy (tức là mả phát tốt đẹp) không nên cải táng:

  • Khi đào đất thấy có con rắn vàng đó là Long xà khí vật
  • Khi mở quan tài ra thấy có dây tơ hồng quấn quýt thì đó là đất kết
  • Hơi đất chỗ đó ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước hay là nước đóng giọt lại như sữa đều là tốt

Khi gặp phải những trường hợp như thế thì phải lập tức lấp lại ngay không thể tiếp tục tiến hành. Không thì sẽ phạm điều hung, trở thành điềm dữ.

Lưu ý cho nghi lễ cải táng mộ

1. Vị trí hướng đặt mộ cải táng

Ngày xưa đất đai rộng lớn thì việc tìm nơi chôn cất dễ dàng hơn. Nhưng ngày nay, đất chật người đông, rất khó có chỗ vừa vắng vẻ mà chưa có mộ để tiến hành sang mộ. Mặt khác thì các địa phương hiện nay đều khuyến khích an táng ở nghĩa trang hay các khu lăng mộ.

 

nghi lễ cải táng mộ
Các mộ hiện nay đều di dời vào các khu lăng mộ

Nếu gia đình có điều kiện nên thuê thầy địa lý tầm long tróc huyệt để chọn lựa được một khu mộ huyệt thật tốt. Hoặc nếu làm tại nghĩa trang, khu lăng mộ hay nơi địa phương chỉ định, không thể chọn lựa thì ít nhất cũng phải lập thế tụ long tạo trạch đối với khu đất đó.

2. Nghi lễ cải táng mộ

Nghi lễ cải táng mộ nên để những người có kinh nghiệm lâu năm đảm nhiệm. Vì cần biết trình tự các bước thực hiện sao cho đúng. Ví như khi bốc mộ, phải đào trước phần lớp đất ở phía trên, sau đó đúng giờ tốt mới bắt đầu mở tấm ván Thiên (tấm ván trên nóc quan tài) lên.

Nhưng trước hết phải làm một cái lễ tại bàn thờ Gia tiên để trình báo Tổ tiên cho việc bốc mộ. Tại nơi bốc hài cốt cũng phải có mâm lễ trình Quan Thần Linh nơi đó. Mâm lễ thường bao gồm một bộ đồ Quan Thần Linh (Áo, mũ, hia), ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ, giấy tiền vàng bạc, trầu cau, rượu, thuốc, đèn nến, gạo muối. Tuỳ theo địa phương, có nơi mâm cúng sẽ có thêm bộ Tam Sên (trứng vịt luộc, thịt lơn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ) xôi, gà trống luộc nguyên con.

nghi lễ cải táng mộ
Cần cúng tại bàn thờ Gia Tiên và bàn thờ nơi bốc mộ trước khi tiến hành nghi lễ cải táng mộ

Xem thêm: Nghi lễ cúng tạ mộ mới xây

Các vật dụng cần thiết cho nghi lễ cải táng mộ bao gồm:

  • Một cái tiểu sành
  • Một cái quách đặt làm sẵn
  • Một miếng vải đỏ
  • Một tấm ni long
  • Vài chai rượu nặng để tẩy rửa âm khí
  • Nước Vang (bán ở tiệm thuốc Bắc) để rửa xương cốt
  • Một vài cái xô, chậu nhựa để rửa xương
  • Giấy tráng kim: giấy có một mặt tráng kim màu vàng, dùng khi bốc bát huơng hoặc cho vào quách trong nghi lễ cải táng mộ. Lớp giấy lâu ngày phân hủy hết còn lại lớp kim sẽ bọc lấy và bảo vệ xương cốt. Không nên dùng giấy bạc hoặc giấy rẻ tiền vì lớp giấy có thể không phân huỷ được.
  • Vải áo bọc cốt: Là lớp vải áo bên trong cùng bọc lấy xương cốt của người đã khuất, cho nên cần chọ loại vải áo phù hợp với kích thước tiểu quách.
  • Tiền cổ: Là Đồng Trinh hình tròn bằng đồng ở giữa có lỗ vuông, hai mặt một dương một âm. Nếu người nam hoặc nữ chưa chồng thì có 7 vía ứng với 7 đồng trinh, còn người nữ đã có chồng thì thêm hai vía làm vợ và làm mẹ ứng với 9 đồng trinh.
  • Hoa cúc khô: là hoa cúc được phơi hoặc sây khô, cho vào trong quách cho xương cốt thơm tho và vàng óng, nếu không có cúc khô có thể thay bằng hoa nhài khô.

Sau khi nhặt hết cốt và rửa sạch, trải tấm ni lông ở dưới, tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người. Lưu ý phần sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên. Mọi thứ xương phải kiểm tra cho đủ, không được phép thiếu phần nào. Dân gian còn hay cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt để kiểm tra đã hết cốt chưa. Nếu làn khói hương quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt. Còn nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết vẫn còn, cần tìm kiếm tiếp.

Các trình tự cúng kiến và cải táng mộ đều cần được tư vấn bởi các thầy phong thuỷ địa phương để tránh xảy ra sơ sót. Sau khi bốc mộ, gia đình có thể chuyển hài cốt về nơi an táng mới. Đối với nhiều gia đình khi đã có cơ hội cải táng mộ cũng sẽ cố gắng để xây luôn lăng mộ đẹp cho người đã khuất. Thường thì các mẫu lăng mộ đá sẽ là lựa chọn tốt nhất. Vì các mẫu lăng mộ đá vừa bền bỉ với thời gian, mang theo ý nghĩa phong thuỷ và còn đẹp mắt, trang nhã. Bài viết trên đây là tổng hợp đầy đủ nhất các nghi lễ cải táng mộ.

Nếu cần tư vấn thêm về các mẫu lăng mộ đá xin hãy liên hệ:

Đá Mỹ Nghệ Thăng Long

Trả lời

Bài viết không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được góp ý của quý độc giả.