Cúng 49 ngày – Nghi lễ cực kỳ quan trọng
Người đã khuất là thành viên của gia đình, nên người thân trong nhà luôn muốn họ có được đầy đủ lễ nghi dù đã qua đời.
Ngoài những nghi thức cúng kiến trong tang lễ, thì những buổi cúng cơm tuần cũng hết sức quan trọng.
Cụ thể thì sẽ có lễ làm tuần, cúng cơm 21 ngày, cúng 49 ngày, 100 ngày là những ngày cần lưu ý.
Nhưng đối với nhiều người lễ cúng 49 là một câu hỏi lớn.
Họ không biết nên làm thế nào để bữa cơm cúng 49 ngày tươm tất đủ đầy.
Làm sao để cầu cho linh hồn người đã khuất được an nghỉ và phù hộ cho con cháu trong gia đình.
Bài viết sau đây, mong rằng có thể giúp bạn, chuẩn bị được một lễ cúng thật trọn vẹn, cho người thân đã khuất của mình.
Vì sao có lễ cúng 49 ngày?
Cúng 49 ngày (hay còn gọi là cúng Chung Thất) là một phong tục tập quán lâu đời của người Á Đông.
Đây là cũng là nghi lễ vô cùng quan trọng, đối với vong linh người đã khuất.
Lễ, còn được coi là một ngày giỗ đầu của người mất sau 49 ngày.
Phong tục này bắt nguồn từ học thuyết của Phật giáo.
Theo đó, âm hồn sau khi đã qua đời phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày, tức 49 ngày.
Theo kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo, người chết sau khoảng thời gian này, họ sẽ được thọ sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực mà họ đã gây tạo hoặc sẽ được siêu thoát.
Trong khoảng thời gian này, linh hồn người chết sẽ được nương nhờ cửa Phật.
Những người con cháu, vì vậy thường cùng tụng kinh niệm Phật trong ngày này.
Vì vậy, đây là một buổi cúng rất quan trọng, trong tục chịu tang của người Việt.
Giống như các nghi lễ khác như tạ mộ mới xây hay cúng 100 ngày, cúng 49 ngày cũng nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, thương xót và tưởng nhớ của những người còn sống đến những người đã khuất.
Trước và sau lễ cúng 49 ngày
Trước lễ 49 ngày
Trong khoảng thời gian 49 ngày sau khi mất, thì hương linh của người đã khuất vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm, mà thân nhân dâng cúng (thường là cơm, nước, hương, hoa), nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi.
Vì thế, thân trung ấm còn được gọi là hương ấm (thọ dụng mùi hương của thực phẩm).
Vì lẽ đó, trước cúng 49 ngày, người nhà cần dâng cúng, cơm nước đều đặn mỗi ngày cho người chết để họ được no đủ.
Đặc biệt là, những ngày cúng tuần (cúng thất) có thể đến chùa hoặc thỉnh chư Tăng, về nhà làm lễ cầu siêu cho người quá vãng.
Sau 49 ngày có cần cúng cơm nữa không?
Như đã nói ở trên, thì sau 49 ngày và 7 cửa phán xét, linh hồn sẽ được siêu thoát và thọ sanh.
Mà sau khi thọ sinh vào các cõi của lục đạo, thì thường linh hồn sẽ không hưởng các thực phẩm của phàm trần nữa.
Nhưng với truyền thống tưởng nhớ tổ tiên ông bà, người Việt vẫn luôn bày mâm cúng đủ đầy cho người đã khuất trong các dịp giỗ hay lễ Tết.
Cho nên, sau cúng 49 ngày, thường thì các gia đình sẽ không cúng cơm hằng ngày cho linh hồn nữa.
Nhưng vào các ngày lễ trọng đại tiếp theo, như tiểu tường, đại tường hay ngày kỵ giỗ hàng năm, thì người nhà vẫn nên làm mâm cơm cúng giỗ.
Quan trọng nhất, vẫn là tấm lòng, nên cho dù không thể làm giỗ cúng quá hoành tráng, nhưng luôn nhớ đến người thân và lo cho đủ đầy các ngày là được.
Lễ vật cần có trong cúng 49 ngày
Lễ vật cúng 49 ngày có thể khác nhau tuỳ theo vùng miền và tôn giáo.
Sau đây sẽ là những đồ vật để chuẩn bị cho lễ 49 ngày theo Phật giáo:
Món chay:
Vì theo Phật giáo, sát sanh có thể ảnh hưởng đến người đã khuất, nên cúng 49 ngày sẽ cúng bằng thức ăn chay và xôi chè.
Ngoài đồ ăn chay, thì các lễ vật cúng cần thiết đơn giản như hương, hoa, sữa, bánh kẹo và trái cây tươi
Riêng với bên Lương, thì việc cúng thất 49 ngày cũng chuẩn bị tương tự như các lễ cúng khác.
Người bên Lương không quá khắt khe, vẫn làm đầy đủ mâm cơm canh cho người đã khuất.
Họ chỉ tối kị một số món như thịt mèo, thịt chó,…
Điểm chung của cả bên Phật và bên Lương, là việc chuẩn bị vàng mã để dâng cho linh hồn người đã khuất.
Thường một bộ vàng mã cúng 49 ngày sẽ bao gồm:
- Tiền, vàng từ 15 sấp trở lên
- Quần, áo từ 2 đến 3 bộ cho người đã khuất
Mặt khác, bạn cũng có thể tham khảo thêm người lớn trong nhà, người dân địa phương và đặc biệt là các thầy cúng để có thể chuẩn bị chu toàn nhất.
Những kiêng kị trong lễ 49 ngày
Trong ngày diễn ra nghi lễ cúng 49 ngày, gia chủ cần chú ý có một số vật đại kị, không nên xuất hiện trên mâm cúng, đó là:
- Đồ uế tạc và sắc
- Thịt mèo, chó,…
Một lưu ý khác, là khi thực hiện nghi thức cúng thất không nên khóc lóc.
Ở một số vùng miền phía Bắc, thậm chí người thân chỉ được phép khóc khi sư thầy lên tiếng.
Vì, nếu người thân khóc quá nhiều, vong hồn của người đã khuất sẽ bị vướng bận, không siêu thoát được.
Nếu không có thầy cúng, hay sư ở đó thì các bạn cũng nên tham khảo qua trước các bài văn khấn cúng 49 ngày, sao cho chuẩn để tránh bị sai xót trong lúc hành lễ.
Một mẫu khấn 49 ngày ngắn gọn như sau:
Hôm nay là ngày….tháng….năm (Âm lịch)
Nhân tuần chung thất (hoặc bách nhật)
Chúng con cùng toàn gia quyến kính sửa: trầu tựu, cỗ bàn dâng lên cha (mẹ),
Than ôi!
Thân phụ (mẫu) đi đâu, vội vàng chi mấy
Trời cao có thấy, thảm thiết muôn phần thương thay!
Đời người giấc mộng, hình ảnh phù vân
Ngày tựa chim hay, tiết vừa bốn chín (hoặc trăm ngày)
Thoi đưa thấm thoát nay đã bảy tuần (hoặc trăm ngày).
Cây lặng gió lay, khóc làm sao được;
Lưng cơm đĩa muối, gọi chút đền ân.
Xin cha (mẹ) về thượng hưởng.
Các nghi lễ chịu tang của người Việt khá cầu kỳ, nhưng nhìn chung là vì muốn cho linh hồn người chết được an nghỉ.
Hy vọng những kiến thức về lễ cúng 49 ngày, đã giúp bạn phần nào hiểu được ý nghĩa của nó và làm sao để chuẩn bị tươm tất.
Ngoài ra, gia đình có người thân đã qua đời, muốn có được phần mộ khang trang đẹp đẽ, cũng có thể tham khảo thêm các nghi lễ cải táng mộ, tiến hành sắm lễ cúng động thổ xây mộ nơi chôn cất hài cốt của người thân tại các khu lăng mộ.
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm về các mẫu lăng mộ đá.
Liên hệ:
Cơ sở Đá Mỹ Nghệ Thăng Long
Địa chỉ: Ninh Thắng – Hoa Lư – Ninh Bình.
Điện thoại: 0912 587 562
Email: tranthang9608@gmail.com